Polly po-cket
Suraj Kumar Jana, một kỹ sư công nghệ trẻ 22 tuổi từ Bengaluru (Ấn Độ) đã sáng lập Opencube LabsBased - một tổ chức sử dụng lon nước giải khát để chế tạo các vệ tinh mini.


Cậu đã sử dụng vỏ lon Coca, nước tăng lực, và lon bia để làm vệ tinh nhỏ có thể được sử dụng như là một cơ sở dữ liệu mã nguồn mở để khảo sát một số chỉ số của thành phố phía Nam Ấn Độ.

Độc Đáo chế tạo vệ tinh viễn thám bằng vỏ lon nước ngọt
Vỏ lon nước ngọt cũng có thể dùng để chế tạo vệ tinh.

Với việc sử dụng các tiểu vệ tinh này, Jana có thể lập bản đồ về mức độ ô nhiễm và nhiệt độ của thành phố và từ đó phục vụ cho quá trình ra chính sách của chính quyền.


Chương trình này được gọi là "Chương trình CanSat" gồm một khí cầu kéo theo tiểu vệ tinh với các thiết bị phần cứng mở (Arduino, RaspberryPi) lắp ráp bên trong một lon soda 350ml.


Tiểu vệ tinh đã được đưa lên không trung từ căn cứ không quân Yelahanka của Ấn Độ. Với sự trợ giúp của dù, tiểu vệ tinh sẽ truyền dữ liệu về trạm mặt đất.


Các dữ liệu thu thập được từ tiểu vệ tinh nhỏ này bao gồm nhiệt độ và mức độ ô nhiễm, chất lượng không khí và nước, sự xâm nhập của tia cực tím và mức độ tắc nghẽn giao thông trong thành phố.
© 2016
Thank to XtGem